Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Dự án sân bay Long Thành và cái nhìn dài hạn

Đầu tư sân bay Long Thành có thể khắc phục tình trạng quá tải ở Tân Sơn Nhất, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hàng không, tăng trưởng kinh tế khu vực.

Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong | Mua Ban Nha Dat

Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành từ trước đến nay luôn nhận được những quan điểm, tranh luận trái chiều, kẻ thì muốn xây, người lại bảo dừng. Trong khi người dân, giới chuyên môn và nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng nên mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất thay vì xây sân bay Long Thành thì một vài nhà khoa học cùng các chuyên gia lại khẳng định việc xây dựng sân bay Long Thành là cần thiết, bởi tính dài hạn của dự án này.

Một cái nhìn dài hạn

Cụ thể, tại hội thảo khoa học về sân bay Long Thành, do Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức vào sáng nay ở Hà Nội, hầu hết các nhà khoa học và chuyên gia đều cho rằng việc xây dựng sân bay Long Thành là cần thiết, bởi đó là sân bay trung chuyển quốc tế hiện đại. Việt Nam đã bước vào giai đoạn phát triển mới, cần sân bay lớn để đáp ứng nhu cầu phát triển.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cũng từng chia sẻ trên báo Người Lao Động, các phương án như mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất hay cải tạo sân bay Biên Hòa đều không khả thi vì phía quân đội khẳng định không thể kết hợp sân bay quân sự với dân sự. Không những vậy, Tân Sơn Nhất hiện không chỉ quá tải về đường băng mà chính các nhà ga và hạ tầng kết nối giao thông đổ về sân bay cũng đã chạm trần. Để làm thêm đường băng và nhà ga mới cho sân bay này sẽ phải giải tỏa khoảng 140.000 hộ dân, tiêu tốn 9,1 tỉ USD. Vì vậy, việc sớm đầu tư sân bay Long Thành mới khắc phục được tình trạng quá tải ở sân bay Tân Sơn Nhất, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hàng không, tăng trưởng kinh tế của khu vực. Đồng thời, mở ra thêm cơ hội phát triển kinh tế cho Đồng Nai và các khu vực lân cận.

“Khi có sân bay Long Thành, Tân Sơn Nhất chỉ phục vụ các đường bay nội địa vì hiện nay, sân bay này đã chạm công suất thiết kế 25 triệu hành khách/năm và quá tải vào chiều tối và sáng sớm. Dự báo, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ quá tải vào năm 2017. Vì vậy, việc nâng cấp, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất lên 40-50 triệu hành khách/năm là không thể.”, ông Trường phân tích.

Trước đó, trong “Báo cáo về chủ trương đầu tư dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành” được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng gửi tới các đại biểu Quốc hội cũng khẳng định việc đầu tư sân bay Long Thành là “cấp bách và cần thiết”, nhằm giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất và đón đầu cơ hội trở thành điểm trung chuyển quốc tế. Báo cáo cũng khẳng định phương án nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất lên 40-50 triệu hành khách/năm và cải tạo sân bay Biên Hòa đều không khả thi.

Nhưng còn lắm băn khoăn

Tại hội thảo khoa học về sân bay Long Thành, hầu hết các chuyên gia đều đồng tình về chủ trương đầu tư sân bay Long Thành. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng có nhiều nội dung cần được làm rõ. Chẳng hạn như cơ chế đầu tư cho dự án cần được làm rõ xem hỗ trợ ngân sách bao nhiêu, dùng vốn ODA thế nào, tăng nợ công bao nhiêu, đặc biệt là khả năng trả nợ... 



Sân bay Long Thành và cái nhìn dài hạn


Ông Nguyễn Xuân Thành, hiện làm việc cho chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại Việt Nam, nêu quan điểm nhằm nhấn mạnh việc vay vốn nhiều sẽ ảnh hưởng đến trần nợ công cũng như việc trả nợ sau này.

“Một dự án thành công cần rõ về tài chính, hỗ trợ từ ngân sách bao nhiêu, ODA, tăng nợ công bao nhiêu… phải làm rõ ngay từ đầu, đặc biệt là khả năng trả nợ. Nghiên cứu của chúng tôi cho hay trong 10 năm đầu, nếu vay thì khó mà trả nợ”, ông Thành nói.

Trước đó, trong báo cáo của Bộ Giao thông trình lên Quốc hội cho thấy, kết quả phân tích cho tỷ suất nội hoàn kinh tế (EIRR) cao hơn tỷ suất chiết khẩu xã hội nên dự án có tính khả thi cao. Trong khi đó, các khoản vay của dự án do doanh nghiệp tự hoàn trả và thời gian cho vay kéo dài từ 30 - 40 năm nên áp lực trả nợ vay không lớn, không gây áp lực cho nợ công.

“Trong thời gian qua, dự án nhà ga hành khách quốc tế T2 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, nhà ga hành khách quốc tế T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cũng được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn vay ODA mà hiệu quả kinh tế của các dự án này được đảm bảo nên chủ đầu tư luôn trả nợ vốn vay ODA đúng hạn. Vì vậy, dự án hoàn toàn có khả năng thu hồi vốn và khả năng trả nợ vốn vay đúng hạn”, báo cáo của Bộ Giao thông nêu rõ.

Duy Duy (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét