Nhà thầu đang tiến hành thi công phần cọc nhồi cho đoạn đi trên cao dọc xa lộ Hà Nội - Ảnh: Anh Quân
Trao đổi với TBKTSG chiều 23-12, ông Lê Khắc Huỳnh, Phó trưởng ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM cho biết, trong tổng số 3 gói thầu thì hiện nay chỉ còn duy nhất gói thầu số 1 (đoạn đi ngầm dài 2,6 km từ ga Bến Thành đến Ba Son) là chưa được khởi công. Đoạn đi ngầm này đang được đấu thầu và dự kiến sẽ khởi công vào năm 2014.
Còn gói số 2 đi trên cao dài hơn 17 km (chạy dọc xa lộ Hà Nội) đang được thi công đồng loạt. Hôm 21-12, nhà thầu đã khởi công cầu vượt sông Sài Gòn dành riêng cho đoàn tàu.
Từng công đoạn của gói thầu đi trên cao sẽ được hoàn thành trong từng năm. Cụ thể, năm 2013, hoàn thành công đoạn đóng cọc nhồi dọc xa lộ Hà Nội. Năm 2014 sẽ lắp dựng các dầm cầu cạn và năm 2015 hoàn thành cơ bản việc xây dựng cầu cạn dọc xa lộ Hà Nội.
Gói số 3 mua thiết bị đầu máy toa xe đã thực hiện việc ký kết hợp đồng cung cấp với nhà thầu Hitachi (Nhật Bản) vào đầu tháng 6 -2013.
Dự kiến, phần thô của tuyến metro số 1 sẽ hoàn thành vào năm 2016. Đến năm 2017 sẽ thực hiện việc tích hợp hệ thống, nghiệm thu và bàn giao công trình. Năm 2018 sẽ chính thức đưa vào vận hành.
Liên quan đến việc thoả thuận xin giảm tiền phạt do chậm bàn giao mặt bằng cho nhà thầu, ông Huỳnh cho biết, vấn đề này vẫn đang được thương lượng với nhà thầu nên chưa có kết quả. Việc bàn giao mặt bằng cho nhà thầu sẽ được thực hiện dứt điểm vào cuối tháng 12 này để giảm số tiền phạt do chậm bàn giao mặt bằng.
Theo hợp đồng đã ký kết với nhà thầu, thành phố phải bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công vào cuối năm 2012. Tuy nhiên do vướng giải phóng mặt bằng nên Ban quản lý đường sắt đô thị đã nhiều lần gia hạn thời gian giao mặt bằng cho liên danh nhà thầu Sumitomo – Cienco 6. Lần gia hạn cuối cùng vào ngày 30-9-2013.
Tuy nhiên đến nay mặt bằng vẫn chưa được bàn giao cho nhà thầu. Trước đó, trong một thông báo ngày 25-10-2013 của UBND TPHCM kết luận việc chậm bàn giao mặt bằng đồng nghĩa với việc thành phố phải chịu phạt khoảng 2,5 tỉ đồng/ngày, vừa gây tổn thất cho ngân sách nhà nước, vừa làm mất uy tín của thành phố với nhà tài trợ và nhà thầu nước ngoài.
Tuyến tàu điện ngầm số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dài 19,7 km, trong đó đoạn đi ngầm dài 2,6 km, đoạn đi trên cao dài 17,1 km. Toàn tuyến có 14 nhà ga gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Thời gian hoàn thành dự kiến vào năm 2017 và đưa vào vận hành khai thác năm 2018.
Dự án có tổng mức đầu tư 1,09 tỉ đô la Mỹ bằng vốn vay ODA và vốn ngân sách. Tuy nhiên, do một số hạng mục của dự án được điều chỉnh, cộng với sự biến động về giá đô la Mỹ nên tổng mức đầu tư của dự án hiện nay đã tăng lên 2,07 tỉ đô la.
Sau khi đưa vào sử dụng, với tốc độ chạy tàu tối đa là 80 km/giờ trong đường hầm và 110km/giờ trên cầu, thời gian đi từ Suối Tiên vào trung tâm thành phố mất khoảng 29 phút.
Dự án có tổng mức đầu tư 1,09 tỉ đô la Mỹ bằng vốn vay ODA và vốn ngân sách. Tuy nhiên, do một số hạng mục của dự án được điều chỉnh, cộng với sự biến động về giá đô la Mỹ nên tổng mức đầu tư của dự án hiện nay đã tăng lên 2,07 tỉ đô la.
Sau khi đưa vào sử dụng, với tốc độ chạy tàu tối đa là 80 km/giờ trong đường hầm và 110km/giờ trên cầu, thời gian đi từ Suối Tiên vào trung tâm thành phố mất khoảng 29 phút.
Theo TBKTSG
Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong Gia Re | Dat Binh Duong | Mua Ban Nha Dat
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét