Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

PTT Hoàng Trung Hải: Việc quản lý chất lượng công trình chưa nghiêm

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng ngành xây dựng còn thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý chất lượng xây dựng, bởi vẫn còn những công trình xảy ra sự cố do xử lý trách nhiệm về chất lượng công trình còn chưa nghiêm.



Bên cạnh những đóng góp được ghi nhận, ngành xây dựng còn nhận được nhiều ý kiến góp ý. Ảnh minh họa: Vân Oanh
Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2014 của ngành xây dựng do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 7-1 tại Hà Nội, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu bộ và các sở xây dựng phải quản lý, thực hiệm nghiêm việc này thông qua các văn bản quy phạm pháp luật.

Tại hội thảo trên, ông Hải cũng lưu ý đến tiến độ, hiệu quả của các dự án, đầu tư xây dựng. Ông nói: “Công tác đầu tư xây dựng của chúng ta đang còn rất yếu kém, toàn chậm, mà chậm là hiệu quả có vấn đề. Do đó Bộ Xây dựng cần tăng cường quản lý công tác đầu tư xây dựng thông qua việc hình thành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến yếu tố này”.

Dẫn chứng cho kết luận trên, ông Hải cho biết hiện cả nước có 26.850 dự án đang đầu tư, trong đó có 8.500 dự án khởi công trong năm 2013. Trong các dự án đang đầu tư có 11,2% dự án chậm tiến độ và trong số này có đến 35% số dự án chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng, 10% chậm do điều chỉnh tiến độ, có 38,8% dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh địa điểm, có những dự án còn điều chỉnh cả mục đích của dự án… Trong khi đó công tác đầu tư xây dựng đóng góp 6% vào tổng sản phẩm nội địa (GDP), nhưng lại chiếm 35% trong năng xuất lao động xã hội.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng nếu không tăng cường quản lý công tác đầu tư xây dựng sẽ gặp khó khăn bởi hiện Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới nên các công ty trong nước không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các nhà xây dựng của các nước khác.

Cũng tại hội nghị trên, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam, cho rằng vẫn còn lĩnh vực chưa được ngành xây dựng thực hiện tốt, như đưa ra cơ chế chính sách liên quan đến nhà cho thuê và thuê trả góp, mà mới chỉ tập trung vào chính sách bán một lần (gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng), chưa tạo điều kiện nhiều cho người nghèo tiếp cận về nhà cho thuê.

Ông Hùng cho rằng, nhiều người dân Việt Nam còn rất nghèo, không có tiền để mua nhà, nên chỉ tập trung vào chính sách hỗ trợ người dân mua nhà là không phù hợp.

Ông Hùng dẫn chứng ngay cả ở các nước tiên tiến như Anh cũng có nhiều chính sách hỗ trợ nhà cho người dân thuê và ở ngay thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc cũng hình thành những khu nhà ở diện tích tối thiểu 25m2 để cho người dân thuê… “Người dân chúng ta còn nghèo, nên có chính sách phát triển nhà cho dân thuê như các nước”, ông Hùng nói.

Bên cạnh đó, ông Hùng còn đề nghị Bộ Xây dựng và các thành phố quan tâm đến vấn đề về cải tạo khu chung cư cũ vì hiện còn rất nhiều người dân sống các khu chung cư cũ, bị xuống cấp.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ Xây dựng cần quan tâm đến các góp ý tại hội nghị, nhất là về vấn đề cải tạo chung cư cũ.

Phát biểu kết thúc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết cơ quan này sẽ tiếp thu toàn bộ các ý kiến đóng góp để hoàn thiện trong công tác điều hành trong thời gian tới.


Theo TBKTSG




Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong | Dat Binh Duong gia re | Mua Ban Nha Dat

4,5 tỷ đôla tồn trong bất động sản


Lượng tồn kho bất động sản đã giảm hơn 26% so với quý I/2013, tập trung chủ yếu ở phân khúc căn hộ vừa và nhỏ, theo Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng.

Tại hội nghị trực tuyến ngành tổ chức sáng nay, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho hay thị trường bất động sản đang có những chuyển biến tích cực nhất là vào những tháng cuối năm 2013. Cơ cấu hàng hóa bất động sản đã dần được điều chỉnh sát với nhu cầu của thị trường nhằm tăng nguồn cung nhà ở xã hội, nhà thương mại diện tích nhỏ, giá bán thấp. Cả nước hiện có 57 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà xã hội với quy mô gần 35.000 căn với tổng mức đầu tư hơn 20.500 tỷ đồng; 62 dự án đăng ký điều chỉnh từ 32.000 căn thành 40.500 căn hộ.

Trong những tháng cuối năm 2013, lượng giao dịch thành công trên thị trường tăng dần. Cụ thể, số giao dịch quý III, IV gấp hơn hai lần so với quý I, II, nhất là đối với phân khúc căn hộ chung cư có diện tích nhỏ, đã hoàn thiện với giá bán hợp lý. Giá nhà ở đã giảm nhiều so với thời điểm sốt 2008-2010.



  Hà Nội tồn 6.580 căn chung cư và thấp tầng, tương đương với 12.900 tỷ đồng. Ảnh: Hoàng Lan

“Hầu hết các dự án đã giảm 10%-30%, nhiều trường hợp giảm tới 50%, trở về giá tương đương thời điểm 2006, do đó có lợi cho người mua”, Bộ trưởng Dũng khẳng định.

Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, tồn kho bất động sản đang có xu hướng giảm dần. Tính đến 15/12/2013 tổng giá trị tồn kho còn khoảng gần 95.000 tỷ đồng, giảm 26,5% so với quý I/2013, tập trung chủ yếu ở phân khúc căn hộ vừa và nhỏ.

Trong đó, chung cư tồn khoảng hơn 20.000 căn với 29.230 tỷ đồng. Con số này lên tới gần 35.000 tỷ đồng ở phân khúc đất nền. Tồn kho nhà thấp tầng khoảng 24.000 tỷ đồng với hơn 13.500 căn... Trong đó Hà Nội tồn 6.580 căn chung cư và thấp tầng, tương đương với 12.900 tỷ đồng. Giá trị tồn kho ở phân khúc chung cư và đất nền tại TP HCM lên tới hơn 17.400 tỷ đồng.

Bộ Xây dựng khẳng định, các căn hộ có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng mỗi m2 tại các đô thị lớn được tiêu thụ mạnh, hầu như không còn tồn kho.

“Thị trường bất động sản vào những tháng cuối năm 2013 đã ấm dần lên, thể hiện qua lượng giao dịch tăng, nhiều dự án dở dang tiếp tục được triển khai và mở bán, niềm tin của khách hàng vào thị trường đang dần được hồi phục”, ông Dũng khẳng định.

Đầu năm 2013, tổng số doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực của ngành xây dựng là hơn 68.600 đơn vị, tăng 4.300 doanh nghiệp so với cùng kỳ. Trong năm 2013, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong lĩnh vưc xây dựng và kinh doanh bất động sản là 10.635. Các doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể cũng lên tới 10.077 đơn vị, gần ngang ngửa so với số thành lập mới.

Theo Bộ Xây dựng, giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2013, chưa tính sản xuất vật liệu xây dựng ước đạt hơn 770.000 tỷ đồng, trong đó khu vực ngoài nhà nước dẫn đầu với 644.000 tỷ đồng. Khu vực Nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài lần lượt đạt 92.000 tỷ đồng và 33.000 tỷ đồng.

Bộ trưởng Dũng cho biết, tất cả các Tổng công ty nhà nước thuộc Bộ Xây đang thực hiện đề án tái cơ cấu, tiến hành thoái vốn tại các doanh nghiệp kinh doanh ngoài ngành, sáp nhập, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện để tinh gọn bộ máy quản lý. Qua quá trình cổ phần hóa, giá trị phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã tăng thêm được hơn 2.000 tỷ đồng với khoảng 5.600 lao động được sắp xếp lại.


Hiện cả nước có khoảng 4.000 dự án nhà ở và khu đô thị mới, với tổng mức đầu tư lên tới gần 4.500.000 tỷ đồng với khoảng 3.200 dự án được triển khai, 455 dự án cần điều chỉnh và 287 trường hợp tạm dừng triển khai. Trong đó, số dự án cần điều chỉnh ở Hà Nội, TP HCM lần lượt là 285 và 33 dự án.

Theo VnExpress



Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong | Dat Binh Duong gia re | Mua Ban Nha Dat

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: "Không cứu bất động sản bằng tiền"

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, gói 30.000 tỷ không phải để cứu bất động sản vì Nhà nước không có tiền để cứu bất động sản.

Theo Bộ trưởng, việc giải ngân nhanh mà không đúng đối tượng có thể phát sinh tham nhũng, thất thoát, lợi dụng nên phải làm chặt nhưng không phải chặt là chậm. Về giá bất động sản, Bộ trưởng tiếp tục khẳng định giá đã giảm tuy nhiên cũng thừa nhận, mức giá hiện nay cao hơn thu nhập của người dân.

PV: - Trong năm vừa qua, gói 30.000 tỷ được coi là liều thuốc tăng lực cho thị trường bất động sản (BĐS) nhưng nói như các chuyên gia là “đã thất bại”. Phải nhìn nhận rằng, các bên liên quan như Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước đều nỗ lực để giải ngân gói này. Tuy nhiên, gói 30.000 tỷ lại giải ngân chậm chạp, vậy Bộ trưởng có thể lý giải thế nào về thực trạng này?

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: - Gói 30.000 tỷ đồng thực tế là chính sách cho người dân khó khăn về nhà ở được vay mua nhà hoặc thuê nhà.

Đây là việc làm lâu dài không phải trực tiếp dùng gói 30.000 tỷ đồng để cứu BĐS, Nhà nước không có tiền để cứu BĐS mà chỉ có những giải pháp đồng bộ về chính sách để tháo gỡ, trong đó đặc biệt khắc phục sự lệch pha cung - cầu.


Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng

Chẳng hạn, cung nhà ở cao cấp quá nhiều trong khi cầu không có, còn cung nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ lại quá ít trong khi cầu quá lớn nên phải khắc phục sự lệch pha này, giảm cung nhà ở cao cấp, tăng cung nhà ở xã hội.

Có ý kiến nói rằng, việc tháo gỡ khó khăn cho BĐS thay vì giảm cung mà tăng cung là không đúng vì việc tăng cung ở những chỗ có nhiều cầu như người nghèo, người khó khăn, công chức, cán bộ viên chức, người lao động, công nhân khu công nghiệp đang thiếu nhà ở… giảm cầu ở phân khúc cao cấp nên phải làm chính sách, giải pháp đồng bộ trong đó phải cấu trúc lại các dự án.

Bất động sản phải hướng tới người tiêu dùng, đầu tư cho ai và vì ai, không phải để doanh nghiệp BĐS đầu tư theo khả năng của mình.

Giải ngân nhanh, đúng đối tượng là tốt nhưng muốn giải ngân nhanh phải có nhiều nhà ở xã hội và nhiều doanh nghiệp tham gia nhà ở xã hội, 30% dành cho doanh nghiệp và 70% dành cho người dân tương đương mỗi hộ vay 500 triệu đồng sẽ là 40.000 hộ được vay.

Nếu tiêu thụ 2.000 tỷ cho người dân vay, số nhà ở ít so với yêu cầu của gói này nên điều này rất rõ là không thể giải ngân nhanh được. Hiện, cũng có nhiều doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp còn phải có điều kiện, thủ tục đầy đủ nên việc này thuộc về ngân hàng.

Ngân hàng phải kiểm tra đủ điều kiện nhưng không phải vì kiểm tra mà làm chậm nếu đủ điều kiện.
Muốn nhiều dự án nhà ở xã hội làm ra không chỉ Bộ Xây dựng mà còn cần sự tích cực của các địa phương, làm giảm thủ tục để doanh nghiệp đủ điều kiện làm dự án. Người dân muốn vay gói tín dụng này muốn đủ điều kiện phải có sự xác nhận của địa phương nên chính quyền địa phương theo phân cấp như xã, phường phải vào cuộc có trách nhiệm, đôn đốc để các cấp thực hiện.

Giải ngân nhanh mà không đúng đối tượng có thể phát sinh tham nhũng, thất thoát, lợi dụng nên phải làm chặt nhưng không phải chặt là chậm.

PV: - Thưa Bộ trưởng, dư luận từng đặt ra câu hỏi, có sự ưu ái hay nhóm lợi ích trong lĩnh vực BĐS nên mới xảy ra tình trạng BĐS phát triển không cân đối, chủ yếu là phục vụ người trung lưu và giàu có, trao đi đổi lại khiến bất động sản càng thêm “ảo”? Tuyên bố chính thức của Bộ Xây dựng về băn khoăn này của dư luận như thế nào, thưa ông?

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: - Nếu nói vậy không rõ về lợi ích nhóm mà rõ nhất là trong quá trình quản lý bất động sản trước đây, chúng ta đã để tình trạng phát triển tự phát, thiếu quy hoạch và kế hoạch lỗi này do pháp luật chưa chặt chẽ chưa điều chỉnh được vấn đề.

Để khắc phục Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11 về quản lý phát triển đô thị, đổi mới rất quan trọng và rất lớn là yêu cầu phát triển đô thị phải đi liền với kiểm soát, thống nhất của nhà nước từ trung ương đến địa phương. Mặt khác, phát triển đô thị phải theo đúng quy hoạch và đúng kế hoạch thay vì trước đây là thiếu quy hoạch và không có kế hoạch dẫn đến tự phát, phong trào theo đó là dự án treo, quy hoạch treo lãng phí.

Nhiều dự án treo phải rà soát lập lại kế hoạch phát triển đô thị của từng đô thị để xác định rõ khu nào phát triển trước, khu nào phát triển sau. Dự án nào phải thu hồi lại, rất lâu mới phát triển và phải đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, của người dân và nhà nước.

Các dự án đã được quyết định cho phép đầu tư do thị trường đóng băng thì không phát triển, họ dừng lại là tốt do nếu đầu tư, giả sử là tiền của doanh nghiệp hoặc tiền vay ngân hàng hoặc người dân nộp thì đều là tiền của xã hội. Nếu đầu tư vào thiệt hại hơn không đầu tư, không có nghĩa mình hoan nghênh treo nhưng treo còn hơn nếu đầu tư vào và chôn tiền ở đấy.

PV: - Bộ trưởng đã từng lên tiếng khẳng định các dự án bất động sản năm vừa qua đã giảm giá mạnh, nhiều dự án giảm 50% về mức giá của năm 2006. Cũng theo Bộ trưởng, BĐS giảm giá là vì giá ảo. Thưa ông, vậy BĐS hiện nay đã trở về giá thật chưa? Mức giá này đã phù hợp với thu nhập của người dân hay chưa?

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: - Giá cả của chúng ta dù đã ở giá trị thực tức là giá đúng chi phí và có lãi của doanh nghiệp, đã nộp thuế nhưng giá đó vẫn còn cao hơn thu nhập của người dân.
Rất khó để nói giá đất đã phù hợp với giá của người dân hay chưa vì đất nước mình đang là đất nước mới ở giai đoạn phát triển trung bình ở giai đoạn đầu, thu nhập bình quân chưa đến 2.000 USD. Việc sở hữu 1 ngôi nhà không dễ dàng với người dân mà phải tích lũy và lao động ngoài sự hỗ trợ của nhà nước.
Giá này là thấp nhất nhưng không phải ai cũng mua được, nhà nước phải hỗ trợ cho vay. Quan trọng nhất là khi làm nhà ở xã hội sẽ kéo BĐS xuống giá thấp. Giá BĐS giảm, tất cả người dân đều biết, đất nền, nhà ở đều giảm dù có việc họ tiết giảm chi phí khiến giá nhà giảm xuống. Dù giảm chậm nhưng giao dịch tăng có thể nói người dân đang dần chấp nhận mức giá hiện tại.

Bộ Xây dựng không lạc quan

PV: - Xin ông cho biết, Bộ Xây dựng có trách nhiệm như thế nào vì để bất động sản có giá ảo trong suốt 5-6 năm qua, trong khi người dân thì vẫn không có nhà ở?
Năm 2014 thị trường bất động sản tiếp tục sáng lên
Năm 2014 thị trường bất động sản tiếp tục sáng lên
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: - Chúng ta đang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường có quy luật của nó, quy luật giá trị, quy luật cung cầu, nếu cung nhiều cầu ít thì giá thấp, cầu nhiều cung ít thì giá cao, trách nhiệm của nhà nước phải làm thế nào để cung cầu gặp nhau và để thị trường phát triển bền vững.
Chúng tôi đã can thiệp ngay khi thị trường có vấn đề. Sự can thiệp này không dễ, các nước tư bản còn bị. Thị trường rất khốc liệt, không ai nói mạnh nhưng chúng ta làm hết sức mình để thị trường phát triển lành mạnh, bền vững nhưng không được làm méo mó thị trường, tránh xu hướng thị trường hóa và tránh xu hướng nhà nước hóa.
PV: - Có doanh nghiệp nêu ý kiến rằng thị trường BĐS tiếp tục ảm đạm một phần là do Bộ Xây dựng trước đó đã đánh giá quá lạc quan về thị trường, ví dụ như việc đưa ra các con số về hàng tồn kho bất động sản dẫn đến việc không đánh giá đúng thị trường và không đưa ra được biện pháp hiệu quả. Xin ông cho biết quan điểm của mình về vấn đề này?
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: - Đây không phải vấn đề lạc quan hay không lạc quan. Đánh giá đây là đánh giá tổng thể, toàn diện, những cái gì đưa ra cụ thể thì đưa ra, vấn đề nào chưa đưa ra được thì vẫn nói, bao giờ cũng có 2 phần là tồn kho thực tế và tồn kho dở dang.
Chúng tôi không bao giờ lạc quan vì lạc quan làm sao có được những giải pháp như hiện nay. Những giải pháp đưa ra đã rất khôn ngoan, không mất tiền mà dùng chính sách để điều chỉnh, không ồn ào mà đi vào chiều sâu và đi vào những điểm mấu chốt xử lý vấn đề. Giải quyết được vấn đề thị trường BĐS là rất khó khăn. Thời gian vừa qua, chúng tôi phải chịu nhiều áp lực.
PV: - Theo ông, kịch bản cho thị trường bất động sản sắp tới sẽ như thế nào, bất động sản sẽ đổ vỡ rồi phục hồi hay đã chạm đáy rồi phục hồi dần? Những biện pháp nào có thể giải cứu thị trường bất động sản sắp tới?
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: - Chúng ta kiên định thực hiện các giải pháp hiện tại. Thị trường những tháng cuối năm đang ấm lên, giao dịch tăng, năm 2014 tiếp tục sáng lên đặc biệt là phân khúc nhà ở xã hội.
Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Theo Nguyên Thảo (Thực hiện)
Đất Việt




Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong | Dat Binh Duong gia re | Mua Ban Nha Dat

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị phổ biến Luật Đất đai

Chiều ngày 6/1, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị phổ biến Luật Đất đai và lấy ý kiến góp ý nội dung dự thảo các Nghị định chi tiết thi hành Luật.


Tại hội nghị, sau khi nghe lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường giới thiệu một số nội dung cơ bản và những nét mới trong Luật Đất đai, các đại biểu góp ý về dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật, chủ yếu về vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất; Đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…

Ông Nguyễn Trọng Lễ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, việc triển khai Luật Đất đai lần này quan tâm hơn đến quyền lợi của người dân.

Còn ông Nguyễn Mạnh Hiển, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, đối với những dự án chưa có quy hoạch sử dụng đất hằng năm, người dân vẫn được thực hiện các quyền của mình, tránh tình trạng để đất trống, dự án treo…”

Theo VOV

Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong | Dat Binh Duong gia re | Mua Ban Nha Dat

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Thị trường BĐS năm 2014 sẽ ra sao?

Tín hiệu khởi sắc thị trường bất động sản cuối năm 2013 đang mở ra ánh sáng le lói cho năm 2014, tuy nhiên, theo đánh giá của chuyên gia trong ngành năm 2014 thị trường sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Thị trường BĐS năm 2014 sẽ ra sao?

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như trong nước được dự báo diễn biến còn phức tạp, chính sách tài khóa còn chặt chẽ, tín dụng mặc dù nới lỏng nhưng vẫn khó tiếp cận nguồn vốn,…Do vậy, thị trường BĐS năm 2014 sẽ vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt giống với năm 2013, xu hướng bất động sản giảm giá vẫn còn tiếp diễn ở một số phân khúc, khu vực,…tuy nhiên, mức độ sẽ ít hơn.

Năm 2013: “Sáng” và “Tối”

Có thể thấy bức tranh thị trường BĐS năm 2013 lộ rõ hai mảng “sáng” và “tối”. Trong 6 tháng đầu năm xu hướng giảm giá diễn ra phổ biến trên thị trường, tuy nhiên, đến nửa cuối năm thị trường lại bật lên nhờ thanh khoản tăng đột biến.

Theo chỉ số giá nhà ở Việt Nam năm 2013 của Tổng cục thống kê cho thấy, giá nhà ở đầu năm giảm, những tháng cuối năm lại tăng, trong 11 tháng đầu năm tăng 3,27% so với cùng kỳ 2012. Điều này cho thấy, giá nhà ở mới chỉ giảm ở một số dự án, hay một số nơi chứ chưa phải là xu hướng chung ở tất cả các phân khúc.

Điểm “sáng” nhất cho thị trường năm 2013 là tính thanh khoản vào nửa cuối năm, hầu hết các dự án ra thị trường vào thời điểm này đều có doanh số tốt nhất trong năm, nhiều dự án bán gần như hết số lượng căn hộ chào bán có diện tích dưới 100m2, tuy nhiên, những dự án này đều là sản phẩm đáp ứng nhu cầu vào ở ngay, hoặc chuẩn bị ở cho đại bộ phận người mua nhà với khả năng tài chính khoảng dưới 2 tỷ đồng.

Lý do khiến các dự án này giao dịch mạnh là bởi lẽ phù hợp khả năng thanh toán của người mua nhà, có đầy đủ các tiện ích, dịch vụ,…và quan trọng là không quá xa trung tâm.

Kết quả thanh khoản tăng, có hàng nghìn căn hộ được giao dịch thành công vào cuối 2013 đã kéo theo lượng căn hộ tồn kho giảm đáng kể. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tồn kho đã giảm 26,5% so với đầu 2013, hiện còn khoảng trên 20.000 căn hộ vẫn còn tồn kho.

Tuy nhiên, năm 2013 vẫn là một năm có rất nhiều khó khăn đối với BĐS. Thị trường bất hợp lý về cung –cầu, dự án “đắp chiếu” rất lớn, tồn khó tuy giảm nhưng giá trị vẫn còn lớn, dự án chậm tiến độ, DN khó tiếp cận vốn gặp khó khăn, dòng vốn vào BĐS chưa thực sự khởi sắc…

Với khoảng trên 524 dự án bất động sản hiện mới chỉ GPMB dưới 30%, đây là số dự án có nguy cơ sẽ bị thu hồi, bởi hầu hết là đang “trên giấy” không có thị trường. Tp.HCM cũng vừa quyết định thu hồi 136 dự án chậm tiến độ trong tổng số 1.295 dự án.

Trong năm qua, thị trường không chỉ thiếu nguồn vốn từ các ngân hàng, mà dòng vốn FDI đổ vào BĐS tiếp tục giảm, cả năm chỉ có 884 triệu USD đăng ký, kiều hối dù tăng cao nhưng BĐS cũng không phải chiếm ưu thế, nợ xấu vẫn chưa được giải quyết triệt để,…

Triển vọng nào cho năm 2014?

Với tình trạng thị trường như năm 2013 cũng như những quyết sách mà Chính phủ đã thống nhất trong Nghị quyết 01 năm 2014 vừa được ban hành, kỳ vọng thị trường BĐS năm 2014 sẽ khởi sắc hơn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự báo vẫn còn đó rất nhiều khó khăn, hệ lụy khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều.

Lạm phát dự báo được kiểm soát, chỉ tiêu tăng trưởng GDP dự báo tăng 5,8%,…có thể van tín dụng năm 2014 tiếp tục được mở, gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng sẽ được giải ngân mạnh hơn,…Động thái giảm 1% lãi suất của NHNN ngay ngày đầu năm mới đã mở ra kỳ vọng lớn vào phân khúc thị trường nhà ở này.

Do nguồn cung căn hộ hoàn thiện gần như không còn nhiều ở 2 thành phố lớn do loại căn hộ này chủ yếu giao dịch ở cuối 2013. Do đó, nguồn cung chính cho năm 2014 là loại nhà xã hội, dự án mới triển khai thuộc phân khúc giá rẻ.

Bộ Xây dựng thống kê, cả nước đang có 85 dự án nhà xã hội cho người nghèo, quy mô gần 52.000 căn hộ, đang có 15 dự án xây mới, cộng với đó là 57 dự án chuyển từ nhà thương mại sang, khoảng 34.837 căn; số lượng dự án chuyển cơ cấu diện tích tăng 8.501 căn.

Giao dịch ấm lên từ phân khúc nhà giá rẻ đang lan rộng, khiến phân khúc BĐS cao cấp bắt đầu có giao dịch, và được kỳ vọng thanh khoản cao hơn trong những năm tiếp theo, góp phần giảm hàng tồn kho lớn đang tập trung ở phân khúc này.

Nới “hết cỡ” cho người nước ngoài mua nhà được tính đến trong năm nay sẽ góp phần cải thiện cho tính thanh khoản loại nhà ở cao cấp như biệt thự, liền kề và căn hộ cao cấp. Dòng tiền được bơm vào BĐS sẽ giúp các dự án hồi sinh trở lại…Điều này góp một phần quan trọng vào triển vọng BĐS năm 2014 sẽ sáng sủa hơn 2013.

Kiều Thuật
Theo Trí Thức Trẻ

Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong | Dat Binh Duong gia re | Mua Ban Nha Dat

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Thị trường bất động sản năm 2014 vẫn chồng chất khó khăn

Bất động sản năm 2013 tưởng đã thoát khỏi khủng hoảng với gói tín dụng kích cầu 30.000 tỷ đồng, doanh nghiệp hạ giá bán và một số dự án có giao dịch tăng. Tuy nhiên, với số dự án xây dựng bị ngưng trệ, lượng căn hộ còn tồn đọng của năm 2013, dự báo năm 2014 này bất động sản vẫn tiếp tục khó khăn!

Bán, mua đều khổ!

Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh cho biết, tính đến hết tháng 11-2013, các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đã bán được 4.788 căn hộ trong tổng số 14.490 căn hộ tồn đọng tính từ thời điểm cuối năm 2012 (chiếm 33,04%). Như vậy, thị trường hiện còn tồn 9.702 căn hộ với tổng giá trị gần 16.668 tỷ đồng.

Dự án xây rồi không bán được, hàng loạt dự án đang xây dựng cũng lâm vào cảnh bế tắc, không xây tiếp được hoặc giao nhà chậm vì thiếu vốn, như căn hộ Mỹ Phú (quận 7), chung cư Đại Thành (quận Tân Phú), dự án chung cư 6B (huyện Bình Chánh)… Kết quả điều tra khảo sát của UBND TP Hồ Chí Minh cho thấy, thành phố hiện có khoảng 1.386 dự án phát triển nhà ở, tổng diện tích hơn 11.770ha với gần 497.000 căn hộ. Trong số này, có đến gần một nửa (689 dự án, chiếm 49,71%) phải tạm dừng, chậm triển khai!


Để tạo chuyển biến tích cực trên thị trường BĐS, cần tháo gỡ những “rào cản” trong việc giải ngân gói vay ưu đãi.

Không chỉ các doanh nghiệp khó khăn trong bán hàng, mà ngay cả "thượng đế" trong thời buổi hàng hóa tồn kho ê chề cũng… khổ! Vợ chồng anh Nguyễn Dũng (trú tại quận 8) cho biết, thông tin từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, thông tin căn hộ hạ giá… khiến vợ chồng anh quyết tâm mua một căn hộ dưới 70m2. Vậy mà "bôn ba" hàng tháng trời vẫn chưa tìm được một căn hộ nào phù hợp. Với những căn hộ đã xây đang tồn kho thì diện tích lớn hoặc giá quá cao; dự án đang xây dựng dang dở thì không dám đặt tiền vì sợ chậm tiến độ giao nhà. Có những dự án có giá cả phù hợp, xây dựng đúng tiến độ thì lại e ngại về tình trạng ô nhiễm từ môi trường xung quanh và triều cường… "Cứ nói căn hộ tồn kho nhiều, giá giảm nhưng khi đi mua mới biết là chưa hẳn đã vậy, nhất là dòng sản phẩm cho những người có thu nhập thấp và trung bình", anh Dũng than thở.

Cần đẩy mạnh gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (HoReA) đánh giá, kết quả gần một năm triển khai thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn của BĐS không như kỳ vọng. Theo số liệu từ UBND TP Hồ Chí Minh, tính đến hết tháng 11-2013 chỉ mới có 179 khách hàng cá nhân tiếp cận được vốn vay từ gói 30.000 tỷ đồng, hiện đã giải ngân 91 hợp đồng với 31,1 tỷ đồng (tổng hạn mức ký kết của 91 hợp đồng là 103,31 tỷ đồng).

Chính vì vậy, những khó khăn, thách thức rất lớn của thị trường Bất Động Sản trong năm 2013 sẽ vẫn tiếp tục trong năm 2014. Theo ông Lê Hoàng Châu, để tạo chuyển biến tích cực trên thị trường BĐS trong năm 2014, cần đặt trọng tâm vào việc giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng. Hiện không chỉ người mua nhà mong ngóng được vay ưu đãi mà doanh nghiệp cũng mong khách hàng được giải ngân dễ dàng hơn. Theo ông Châu, đối với căn hộ trong dự án có diện tích trên 70m2, thành phố đã chấp thuận dung sai +5% diện tích (đến 73,50m2/căn hộ) được tham gia gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã nộp hồ sơ xin thành phố xét duyệt, như Công ty cổ phần Tấn Hưng (chủ dự án chung cư Tân Kiên) ở huyện Bình Chánh, gồm 653 căn hộ có diện tích 84m2/căn đã xây dựng xong) đồng ý bán 70m2 với giá 14 triệu đồng/m2 và tặng cho khách hàng 14m2 còn lại và đề nghị cho khách hàng được vay vốn tín dụng ưu đãi.

Để tăng nguồn cung nhà ở cho người có thu nhập thấp, ông Lê Hoàng Châu cho biết, HoReA đã kiến nghị Chính phủ bổ sung, chấp thuận cho các dự án nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ dưới 70m2/căn hộ, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 đang xây dựng dở dang được vay nguồn tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, HoReA đã đề xuất Bộ Xây dựng sửa đổi, cho phép người đứng tên vay chịu trách nhiệm về việc khai báo về thực trạng nhà ở của mình thay vì UBND phường, xã xác nhận như hiện nay. HoReA cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho người vay chỉ cần có vốn đối ứng tối thiểu là 10%, 90% tiền thuê mua, mua nhà ở xã hội, mua nhà ở thương mại được vay từ nguồn vốn 30.000 tỷ đồng và cho phép khách hàng cá nhân được bảo đảm tiền vay bằng chính căn hộ mua, thuê mua, nhằm khơi thông thị trường Bất Động Sản đang bế tắc.



Theo Đặng Loan (Hà Nội Mới)




Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong | Dat Binh Duong gia re | Mua Ban Nha Dat

Giảm lãi suất cho vay gói hỗ trợ 30.000 tỷ

Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2014 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở của gói theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 là 5%/năm, giảm 1%/năm so với mức áp dụng thời gian qua.



Quyết định này, có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, sẽ là một yếu tố góp phần kích thích tiến độ giải ngân của gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, những vướng mắc chủ yếu khi triển khai thời gian qua chủ yếu là ở nguồn cung nhà ở, các khâu xác định theo thủ tục pháp lý ở các đầu mối liên quan…

Ngoài việc điều chỉnh lãi suất, Ngân hàng Nhà nước cũng dự tính có thể xem xét trình Chính phủ bổ sung những ngân hàng thương mại khác có nhu cầu, ngoài 5 ngân hàng quốc doanh, tham gia để mở rộng thêm đầu mối triển khai gói hỗ trợ này.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến giữa tháng 12/2013, giá trị giải ngân gói 30.000 tỷ cho vay hỗ trợ nhà ở mới chỉ đạt 555 tỷ đồng, chiếm chưa đầy 2% của gói hỗ trợ.

Đáng chú ý, dù các bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước cũng như các địa phương đã khẳng định đã dỡ bỏ hầu hết các rào cản về thủ tục, hồ sơ, xác nhận…, song giá trị giải ngân thực tế đến gần cuối năm 2013 cũng chỉ đạt chưa đầy 30% trong tổng số 1.654 tỷ đồng cam kết trong năm nay.

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng xác nhận bằng văn bản về việc đăng ký hợp đồng cho vay đối với 11 doanh nghiệp với số tiền 1.127 tỷ đồng. Có 6 doanh nghiệp đã được giải ngân số tiền 205 tỷ đồng.

Về phía khách hàng cá nhân, thống kê từ 5 ngân hàng được chỉ định giải ngân gói 30.000 tỷ đồng cho thấy các tổ chức tín dụng cũng đã cam kết cho vay 1.450 khách hàng cá nhân với số tiền là 527 tỷ đồng.

Theo VnEconomy




Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong | Dat Binh Duong gia re | Mua Ban Nha Dat