Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

FDI Đạt 18 tỷ USD vào Bất Động Sản trong 9 tháng

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, Bình Dương có số vốn đăng ký lớn nhất với 1,48 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; Tiếp đến là Hải Phòng 1 tỷ USD, chiếm 17,1%; Đồng Nai 610,6 triệu USD. 

Theo số liệu từ Tổng Cục Thống kê, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/9 đạt 9,52 tỷ USD, bằng 72,1% cùng kỳ năm trước.

Trong đó, vốn đăng ký của 775 dự án được cấp phép mới đạt 6108,4 triệu USD, bằng 82,6% số dự án và bằng 61% số vốn cùng kỳ năm 2011; vốn đăng ký bổ sung của 314 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước là 3418 triệu USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 9 tháng năm 2012 ước tính đạt 8,1 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2011.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu trong việc thu hút FDI với 6,2 tỷ USD, chiếm 65,5% tổng vốn đăng ký. Đứng thứ 2 là bất động sản với 1,8 tỷ USD, chiếm 19%; các ngành còn lại đạt 1,4 tỷ USD, chiếm 15,5%.

Trong 9 tháng đầu năm, Nhật Bản tiếp tục là nhà đầu tư lớn nhất với 3,7 tỷ USD, chiếm 60,9% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là Hàn Quốc 432 triệu USD, chiếm 7,1%.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, Bình Dương có số vốn đăng ký lớn nhất với 1,48 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; Tiếp đến là Hải Phòng 1 tỷ USD, chiếm 17,1%; Đồng Nai 610,6 triệu USD.


Theo Thanh Thịnh NĐT



Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong Gia Re | Dat Binh Duong | Mua Ban Nha Dat

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Áp lực thoái vốn Thị trường địa ốc thêm khó khăn

Gần 9 tháng qua, câu chuyện nhà đầu tư nhỏ lẻ tháo chạy khỏi thị trường địa ốc TP HCM liên tục diễn ra. Không chỉ khách hàng cá nhân muốn trả nhà đòi tiền, các cổ đông và đối tác lớn cũng theo nhau cơ cấu danh mục đầu tư khiến doanh nghiệp bất động sản khó khăn chồng chất khó khăn.

Nếu cuối tháng 8 nhà đầu tư mua dự án Ngọc Phương Nam, Vạn Hưng Phát (quận 8) đòi lại tiền thì đầu tháng 9, đến lượt khách mua căn hộ (Petroland, quận 2) đề nghị rút vốn. Vụ ồn ào mới nhất thuộc về chung cư do Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng và đô thị dầu khí (Petroland) làm chủ đầu tư.
Cụ thể, do Petroland chậm tiến độ xây dựng, một số người mua căn hộ đã đề nghị lấy lại tiền. Doanh nghiệp chỉ thanh lý hợp đồng cho các trường hợp đóng tiền đúng cam kết trong hợp đồng nhưng nhiều nhà đầu tư cho hay nếu tháng 10 không được nhận nhà họ sẽ rút vốn về. Bản thân dự án Petroland quận 2 cũng từng gây xôn xao thị trường địa ốc hồi năm 2011 khi bán tháo để thu xếp nợ ngân hàng.
Việc Petroland chậm tiến độ dự án đến hơn một năm được giải thích là do nhà thầu cũ đang thua lỗ. Petroland phải thay thế nhà thầu mới để khởi động lại dự án còn dang dở. Tuy nhiên doanh nghiệp muốn cơ cấu vốn hay khách hàng muốn rút tiền về trong lúc này đều vấp phải nhiều khó khăn.

Cam kết bàn giao nhà vào quý 1/2012 nhưng đến quý 3 dự án An Điền (quận 8, TP HCM) chỉ xây được nửa phần thân nên đã bị khách hàng đòi rút vốn vì chậm bàn giao nhà. Ảnh: Kiên Cường

Bên cạnh làn sóng khách hàng đua nhau rút tiền vì dự án đình trệ, bất động sản còn đón thêm thông tin nhiều doanh nghiệp hoạt động trong và ngoài ngành này đang tìm cách thu xếp lại dòng vốn.

Ngày 6/9, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex công bố thoái phần lớn vốn tại một số đơn vị thành viên. Theo đó, Vinaconex quyết định thoái vốn 51% tại Công ty Xây dựng Số 3, toàn bộ 24% vốn tại Vinaconex - VCN và 15% trong số 51% vốn góp tại Công ty Vinaconex 6.

4 ngày sau, Công ty Toàn Thịnh Phát công bố sẽ thoái hết vốn khỏi Công ty đại ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal - mã chứng khoán SCR). Cụ thể, từ ngày 12/9 đến 11/10, Toàn Thịnh Phát đăng ký bán 839.100 cổ phiếu SCR (0,84%) nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư. Phương thức giao dịch là khớp lệnh và thỏa thuận.
Các nhà đầu tư từ cá nhân cho tới tổ chức đua nhau thoái vốn khiến doanh nghiệp bất động sản chịu thêm nhiều áp lực trong bối cảnh bản thân họ đã rất thiếu vốn, khó tiếp cận ngân hàng. Không ít trường hợp đã phải vội vàng cắt lỗ, xả hàng tồn kho để tranh nhau thu hồi tiền mặt càng nhanh càng tốt. Chỉ tính trong quý 3, nhiều dự án đã được bung hàng giữa lúc thị trường bước vào tháng cô hồn (tháng 7 Âm lịch - đại kị mua bán tài sản lớn).
Một dự án tại quận Thủ Đức chậm tiến độ bị nhiều nhà đầu tư mua sỉ đòi rút vốn. Ảnh: Vũ Lê
Đáng kể nhất là nhà đầu tư thứ cấp An Bình Land, Đại Tín Á Châu bán tháo căn hộ Hoàng Anh River View (quận 2) với mức giảm giá 30% so với cách đây 3 năm. Kế đến là Sàn giao dịch Nhịp cầu địa ốc bán căn hộ Carina (quận 8) giảm giá 20% so với giá chủ đầu tư công bố. Thậm chí một đại gia bất động sản như Quốc Cường Gia Lai cũng đang bán sỉ dự án căn hộ Giai Việt (quận 8) với mức chiết khấu cao.

Giám đốc Bộ phận nghiên cứu thị trường Công ty GIBC, Huỳnh Phước Nghĩa dự báo: "Thoái vốn bất động sản là dấu hiệu tích cực và sẽ trở thành xu hướng trong thời gian tới. Đây là cách doanh nghiệp linh hoạt phản ứng lại với tình hình khó khăn chung của thị trường nhà đất nói riêng và nền kinh tế nói chung".

Theo ông Nghĩa, dù thoái vốn trong lúc này rất khó khăn nhưng bằng nhiều cách khác nhau, các nhà đầu tư và doanh nghiệp sẽ tự cân nhắc khả năng chịu lỗ để quyết định đẩy hàng đi với mức giá thị trường có thể chấp nhận. Đây cũng là cơ hội để cá nhân và tổ chức có nhu cầu về nhà ở lựa chọn nhà đất vừa túi tiền. Tuy nhiên chuyên gia này cho rằng "thợ săn" phải hết sức tỉnh táo mới mua được hàng "ngon".

Trong khi đó, tại cuộc gặp báo chí ngày 11/9, Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa tại Hong Kong và Thượng Hải - Tiến sĩ Alan Phan phân tích: "Đây là thời điểm doanh nghiệp và nhà đầu tư bất động sản phải trả giá vì vung tiền một cách dàn trải, thiếu tập trung".

Theo ông Alan Phan, quá trình cơ cấu lại dòng vốn, xử lý những khối tài sản bất động sản trong lúc này sẽ khiến không ít doanh nghiệp điêu đứng. Nhẹ thì lỗ ít, nặng có khi phải trả giá lớn. Chuyên gia này cũng nhận xét thêm với tình hình kinh tế đang khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp đều có xu hướng đầu tư tập trung thậm chí thu hẹp chờ cơ hội khi kinh tế hồi phục.
Theo Vnexpress.net



Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong Gia Re | Dat Binh Duong | Mua Ban Nha Dat

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN SẼ PHỤC HỒI CHẬM

Bất động sản được dự báo là ấm dần lên cùng với việc hồi phục lại của nền kinh tế. Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam tại hội thảo về vốn cho thị trường bất động sản vừa mới được tổ chức tại Hà Nội.

Bất động sản được dự báo là ấm dần lên cùng với việc hồi phục lại của nền kinh tế. Tuy nhiên độ hồi phục này xảy ra từ từ bên cạnh các yếu tố thận trọng trong điều hành kinh tế, lòng tin của người dân.

Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam tại hội thảo về vốn cho thị trường bất động sản vừa mới được tổ chức tại Hà Nội.

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam đánh giá, thị trường bất động sản mặc dù mới phát triển trong thời gian ngắn nhưng đã đáp ứng nhu cầu một bộ phận người dân, doanh nghiệp. Thị trường này cũng thu hút vốn đầu tư lớn nước ngoài, kéo theo sự tham gia của nhiều doanh nghiệp đi theo phục vụ cho sự phát triển của thị trường.

Tuy nhiên, thị trường bất động sản VN trong những năm qua đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, phát triển chưa lành mạnh. Việc dễ dàng tìm kiếm được lợi nhuận dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp đổ xô đi phát triển bất động sản kể cả các doanh nghiệp ngoài ngành …Trong đó, nhiều doanh nghiệp không có năng lực quản lý, công nghệ đặc biệt việc yếu kém về tài chính đã khiến cho dư nợ bất động sản tăng nhanh.Theo báo cáo ngân hàng, dư nợ bất động sản thời điểm cao nhất lên đến gần 280 ngàn tỷ đồng và hiện giờ đã giảm xuống 180 ngàn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, việc không cân đối nguồn lực tài chính, nhiều doanh nghiệp không có tiền để làm. Thậm chí, tiền không có để đền bù giải phóng mặt bằng dự án bị dậm chân tại chỗ dẫn đến mất cân đối cung cầu.

Việc thông tin về các dự án, các cơ sở pháp lý không được chính xác, rõ ràng làm cho người mua, người bán thiếu minh bạch thậm chí có vấn đề rủi ro, lừa đảo trong giao dịch mua bán….Đây là những điểm bất cập hiện nay của thị trường bất động sản.

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho rằng, từ năm 2011-2012 đến nay do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực như việc Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, cắt giảm đầu tư công khoảng 40%. Đặc biệt, chính sách tiền tệ thắt chặt thể hiện ở việc khống chế tốc độ tăng trưởng tín dụng, tăng lãi suất huy động, cho vay để giảm dòng tiền lưu thông. Điều này khiến các yếu kém thị trường bất động sản bộc lộ một cách rõ ràng.

Bên cạnh đó, vốn của các doanh nghiệp nói chung đều phụ thuộc vào thị trường bất động sản, còn các kênh huy động qua thị trường chứng khoán còn thấp, các loại hình quỹ đầu tư, các định chế tài chính ngoài ngân hàng mới chỉ manh nha hình thành. Vốn của doanh nghiệp tự có thì rất nhỏ, vốn huy động khách hàng bị khống chế bởi pháp luật…tất cả đều phụ thuộc vào ngân hàng. Ngân hàng có động thái siết chặt tiền tệ cũng lâm vào cảnh khó khăn.

Thời gian qua, Ngân hàng nhà nước đã có một số động thái nới lỏng nhất định mặc dù khuyến cáo của các tổ chức tiền tệ thế giới cũng khuyên nên thận trọng trọng việc nới lỏng và Chính phủ đã có chỉ đạo từng bước hạ lãi suất theo tỷ lệ lạm phát kể cả lãi suất huy động và cho vay, ngân hàng có chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ. Nhưng trên thực tế, lãi suất đã giảm đáng kể, việc tiếp cận vốn còn nhiều khó khăn.

Về phía doanh nghiệp bất động sản cũng đã có sự điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình. Doanh nghiệp có động thái hoạt động tích cực, chủ động cơ cấu hàng hóa theo hướng đưa sản phẩm đúng vào thị phần.

Thị trường bất động sản được dự báo là ấm dần lên cùng với việc hồi phục lại của nền kinh tế. Tuy nhiên độ hồi phục này không thể nhanh chóng được mà xảy ra từ từ bên cạnh các yếu tố thận trọng trong điều hành kinh tế, lòng tin của người dân cũng phải từng bước phải lấy lại bằng các hành động chuẩn xác hơn.

Để thị trường khởi sắc trở lại, cần có chính sách vĩ mô và lâu dài từ Luật Nhà ở, Luật xây dựng, Luật đất đai, cần phải được điều chỉnh mang tính chất lâu dài. Bên cạnh đó, Thủ tướng đã có chỉ thị 2196/CT-CP. Bộ Xây dựng đang được giao triển khai, rà soát dự án lớn trên cả nước để phân loại các dự án tiếp tục triển khai, tạm dừng…và triển khai trên 10 thành phố lớn bắt đầu kể từ tháng 10.

Đồng thời, khó khăn bất cập của thị trường vừa qua cũng là để các chủ thể tham gia thị trường bất động sản từ phía cơ quan quản lý nhà nước, phía người dân…cũng có cơ hội xem xét, điều chỉnh hành vi đối với thị trường này để thị trường phát triển lành mạnh.

Theo VnMedia
Từ khóa: dat binh duong, Bán nhà Bình Dương, đất ở thổ cư, sàn giao dịch bất động sản, tin tức bất động sản bình dương, thông tin cần biết về bình dương





Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong Gia Re | Dat Binh Duong | Mua Ban Nha Dat

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Tăng trưởng tín dụng âm, ngân hàng vẫn lời nghìn tỷ

Tính đến cuối tháng 8, tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ngân hàng mới chỉ đạt 1,4% so với cuối năm 2011, trong khi mục tiêu NHNN đưa ra cho cả năm là 15 - 17%. Song kết quả kinh doanh của hầu hết nhà băng công bố đều dương, không ít ngân hàng đạt lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng trong 8 tháng. Chẳng hạn, Eximbank vừa công bố con số lợi nhuận trước thuế 2.300 tỷ đồng, trong khi dư nợ tín dụng đến cuối tháng 8 vẫn âm 2,3%.



Hoạt động cho vay vốn đem lại khoảng 80% lợi nhuận cho các ngân hàng
Dù các nhà băng luôn than khó giải ngân, tăng trưởng dư nợ tín dụng thấp, nhưng kết quả kinh doanh theo công bố của nhiều ngân hàng trong 8 tháng đầu năm lại khả quan.

Lý giải vấn đề này, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank cho biết, việc tín dụng tăng trưởng âm hay tăng trưởng thấp không có nghĩa là ngân hàng sẽ không thu được lợi nhuận. Theo ông Phước, lợi nhuận trong kinh doanh tín dụng là khoảng chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay. Nếu ngân hàng quản lý tốt khoản vay và quản trị được chất lượng tín dụng để hạn chế tối đa nợ xấu thì vẫn thu được lợi nhuận tốt, chứ không phải cứ đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, ngân hàng mới có lợi nhuận.

Theo ông Phước, nói tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu năm âm không có nghĩa là các ngân hàng không triển khai hoạt động cho vay mà chỉ là dư nợ cho vay năm nay không tăng so với năm trước. Vì thế, nguồn thu từ hoạt động tín dụng vẫn đóng góp đáng kể cho lợi nhuận 8 tháng qua. Tại Eximbank, trong quý II/2012, nếu như hoạt động kinh doanh ngoại hối bị lỗ thuần 46 tỷ đồng; lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ giảm 26% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 65 tỷ đồng, thì hoạt động tín dụng vẫn đem lại cho Ngân hàng khoản lãi 1.418 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng nằm trong tình trạng tăng tưởng tín dụng thấp (chỉ đạt 0,9% trong 6 tháng đầu năm) và tình hình giải ngân trong 2 tháng qua vẫn tương đối chậm, nhưng ACB đạt lợi nhuận 2.345 tỷ đồng.

Eximbank, ACB là những ngân hàng đưa ra chỉ tiêu lợi nhuận tương đối cao cho năm 2012. Cụ thể, Eximbank với kế hoạch lợi nhuận trước thuế 4.600 tỷ đồng và ACB là 5.500 tỷ đồng. Song theo lãnh đạo các nhà băng trên, đến thời điểm này, các ngân hàng đều chưa có ý định điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận mà cố gắng hoàn thành mục tiêu.

Tương tự, tại Sacombank, theo ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Sacombank, trong 6 tháng đầu năm, hoạt động tín dụng của Ngân hàng âm hơn 0,3% và đến thời điểm cuối tháng 8/2012, chỉ mới dùng hết 3 - 4% trong “room” tín dụng được phép tăng trưởng trong năm 2012 là 17%. Thế nhưng, kết thúc 6 tháng đầu năm 2012, Sacombank vẫn là một trong những ngân hàng hoàn thành được kế hoạch lợi nhuận trước thuế đề ra, đạt 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm là 3.400 tỷ đồng.

Theo Sacombank, với chỉ tiêu lợi nhuận xây dựng cho năm nay, nhiều khả năng Ngân hàng sẽ thực hiện được, dù tăng trưởng tín dụng gặp nhiều khó khăn, kể cả khi mặt bằng lãi suất giảm dần.

Không kiên định với mục tiêu lợi nhuận như nhiều ngân hàng lớn, nhiều ngân hàng ở quy mô vừa và nhỏ cho biết, sẽ khó tránh được việc điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận, do tình hình tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm không mấy khả thi. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm, kết quả kinh doanh của nhiều ngân hàng nhóm này vẫn khả quan so với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng. DongA Bank 6 tháng đạt 750 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành 50% kế hoạch kinh doanh cả năm. OCB 7 tháng cũng đạt hơn 50% kế hoạch lợi nhuận trước thuế xây dựng cho cả năm với 500 tỷ đồng…

Các ngân hàng đều kỳ vọng, dư nợ tín dụng sẽ tốt lên trong 4 tháng còn lại của năm, nhất là khi mùa vụ kinh doanh cao điểm của các doanh nghiệp cận kề để cải thiện nguồn thu đóng góp vào lợi nhuận. Bởi thực tế, hoạt động cho vay vốn được xem là mảng kinh doanh đem lại lợi nhuận chính cho các ngân hàng Việt Nam, chiếm trên 80%.

Hiện nhiều ngân hàng đã giảm mạnh lãi suất cho vay, lùi về dưới trần huy động, với kỳ vọng kích thích được hoạt động tín dụng. Vietcombank, HDBank, Vietinbank, ACB, Eximbank… đã áp dụng lãi suất cho vay xuất khẩu chỉ từ 7 - 9%/năm, đồng thời, giảm dần lãi suất cho vay tiêu dùng cá nhân.

Theo ĐTCK



Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong | Mua Ban Nha Dat